Cáp thang máy là gì? Cấu tạo và tiêu chuẩn của cáp thang máy

Cáp thang máy là thiết bị vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo thang máy vận hành ổn định và an toàn. Cùng Hưng Phát tìm hiểu cáp thang máy là gì? cấu tạo và các tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp thang máy ngay trong bài viết sau đây.

Cáp thang máy là gì?

Cáp thang máy hay cáp tải thang máy là thiết bị nối cabin và đối trọng có chức năng chính là chịu tải toàn bộ cabin. Dưới tác động của động cơ thang máy dây cáp thang máy giúp nâng hạ cabin theo chiều thẳng đứng.

Cáp tải thang máy phải chịu một lực cực lớn từ cabin và đối trọng nên dù rất nhỏ nhưng đây là thiết bị cực quan trọng, nếu không chọn loại cáp thang máy tốt chắc chắn sẽ rất dễ xảy ra tai nạn thang máy, có thể đe dọa tới tính mạng con người.

Cáp tải thang máy là gì?
Cáp thang máy là thiết bị nối cabin và đối trọng

Cấu tạo cáp thang máy là gì?

Cáp tải thang máy được thiết kế để chịu lực nâng và lực ma sát với puli theo đúng tiêu chuẩn an toàn cho phép. Cáp tải thang máy được cấu tạo từ nhiều tao cáp, mỗi tao cáp thang máy thì được tạo từ nhiều sợi thép có đường kính từ 0.2 đến 3mm được bện và xoắn lại với nhau.

Tuy cáp thang máy được sản xuất theo công nghệ hiện đại và trong thời gian sử dụng luôn được bảo trì, bảo dưỡng nhưng không gì có thể trường tồn mãi mãi, cáp tải thang máy cũng sẽ có lúc cần thay thế và nhân viên bảo trì, bảo dưỡng sẽ phải thông báo cho bạn.

Xem thêm: OH thang máy là gì? Tầm quan trọng của OH trong lắp đặt thang máy

Vai trò của cáp tải thang máy?

Cáp thang máy có 2 vai trò chính:

  • Chịu tải toàn bộ cabin, chịu lực khi nâng hạ cabin theo chiều thẳng đứng
  • Chịu lực nâng và lực ma sát với puli

Tiêu chuẩn cáp tải thang máy cho thang máy gia đình?

Theo tiêu chuẩn TCVN 7550:2005 về cáp tải thang máy gia đình thì tiêu chuẩn cáp cần đạt là: 

  • 1570N/mm2, hoặc 1770 N/mm2 đối với cáp có các sợi thép cùng độ bền;
  • 1370N/mm2 đối với sợi ngoài và 1770 N/mm2 đối với sợi trong, khi độ bền của các sợi khác nhau.
Cáp tròn thang máy
Cáp tròn thang máy

Các loại cáp tải thang máy trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường sử dụng phổ biến 2 loại cáp thang máy gồm: cáp thang máy dạng tròn và cáp thang máy dạng dẹt. Trong đó, cáp dẹt đang dần được ưa chuộng nhất là với các dòng sản phẩm thang máy gia đình nhập khẩu.

Cáp thang máy dạng tròn

Cáp thép dạng tròn là loại cáp khá phổ biến trong ngành xây dựng được ứng dụng trong nhiều hạng mục không chỉ riêng trong thang máy. Cáp thang máy dạng tròn được phân thành 2 loại là cáp thang máy thép phủ nhựa và cáp thang máy truyền thống.

Cáp thang máy tròn phủ nhựa

Cáp thép phủ nhựa đang dần thay thế cáp thép truyền thống do nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với cáp thép truyền thống như:

  • Cáp thép phủ nhựa chịu tải tốt hơn nhiều nên được sử dụng nhiều hơn.
  • Cáp thép phủ nhựa có lớp nhựa ngoài bảo vệ nên ít bị bụi bẩn bám vào dây cáp giúp hạn chế quá trình hao mòn giúp nâng cao tuổi thọ cáp tải thang máy.
  • Cáp thang máy bằng thép phủ nhựa giúp khả năng bám bánh đà tốt hơn khi thang máy hoạt động
  • Tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng

Cáp thang máy bọc nhựa

Cáp tải tròn truyền thống

Cáp tải tròn truyền thống được làm từ tao cáp bằng thép. Cáp tải loại này được tẩm dầu phần lõi bố nên trong quá trình vận hành thang máy, cáp tải sẽ tự động tiết ra dầu bôi trơn để giảm sự ma sát khi kéo.

Chính vì vậy, trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng cáp tải loại này cần được chú ý châm dầu bôi trơn đầy đủ để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy.

Nhược điểm dễ thấy của cáp tải tròn truyền thống là dễ bị bào mòn bởi bụi bẩn và áp lực của sợi cáp khi chèn bởi rãnh kéo.

Cáp thang máy dạng dẹt

Cáp dẹt là loại cáp tải mới cấu tạo từ các tao cáp kết hợp với vật liệu sợi carbon. Cáp tải thang máy dạng dẹt có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Trọng lượng nhẹ
  • Sử dụng vật liệu mới là sợi carbon giúp nâng cao tuổi thọ cáp.
  • Cáp dẹt ứng dụng công nghệ Ultrarope giúp cho thang máy hạn chế tối thiểu rung lắc khi vận hành thang máy.
  • Cáp dẹt kiểm soát tốt mức độ ma sát nên tăng khả năng chịu tải 60% và giảm tiêu hao năng lượng 15%.

Tuy nhiên, cáp dẹt thang máy sẽ có 1 số nhược điểm như:

  • Giá thành cáp dẹt thang máy cao hơn cáp tròn tiêu chuẩn
  • Hiện nay, ở Việt Nam cáp dẹt thang máy là vật liệu mới nên rất ít đơn vị có thể đủ khả năng thi công.

Tuổi thọ của cáp thang máy là bao lâu?

Tuổi thọ của cáp thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài vật liệu và loại cáp thang máy thì tuổi thọ của cáp thang máy còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng thang máy là nhiều hay ít.

Đối với các công trình thang máy công cộng như chung cư, cơ quan, tòa nhà lớn tần suất sử dụng thang máy là rất cao nên cáp tải thang máy sẽ phải thay thế trong vòng 3 tới 4 năm.

Còn đối với các thang máy gia đình, nhà ở thì tuổi thọ của cáp tải thang máy có thể lên tới 6, 7 năm thậm chí chục năm tùy trường hợp.

Một chú ý là thang máy được bảo trì, bảo dưỡng, tra dầu cáp thang máy thường xuyên sẽ vận hành êm ái và bền bỉ hơn. Việc thang máy được bảo trì thường xuyên sẽ giúp tránh được những trục trặc không đáng có như cáp thang máy khô dầu, bị mài mòn từ đó đề xuất hướng giải quyết phù hợp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gia chủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *