Kiểm định thang máy là công đoạn cuối cùng mà các đơn vị lắp đặt thang máy phải thực hiện trước khi bàn giao thang máy cho chủ nhà, nhà đầu tư để đưa thang máy vào sử dụng. Đây là một công đoạn cực kì quan trọng để những chuyên gia về thang máy hay các đơn vị có chuyên môn kiểm tra xem thang máy có tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho người dùng hay không.
Thang máy Hưng Phát xin gửi tới các bạn những kiến thức cần biết về kiểm định thang máy trong bài viết.
Nội dung bài viết
Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính an toàn, hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của thang máy. Việc này thường được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc tổ chức có chuyên môn về an toàn thang máy và đảm bảo rằng thang máy đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết.
Tại sao lại cần kiểm định thang máy
Một số lý do quan trọng để kiểm định thang máy bao gồm:
Thang máy là phương tiện vận chuyển lên xuống là công cụ chủ yếu để bạn và gia đình di chuyển trong ngôi nhà hoặc tòa nhà vậy nên nếu không vượt qua các bài kiểm tra trong quy trình kiểm định thang máy thì có thể dẫn tới nguy hiểm cho người sử dụng khi sử dụng thang máy.
Dù công nghệ thang máy ngày càng phát triển tiên tiến và hiện đại hơn nhưng cũng khó tránh được các yếu tố khách quan tác động vào thang máy dẫn tới thang không đáp ứng đủ các yêu cầu kĩ thuật, vậy nên việc kiểm định định kỳ kết hợp với bảo trì bảo dưỡng định kỳ thang máy là những công việc quan trọng cần thực hiện nghiêm túc và chuẩn chỉ đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Trong nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, việc kiểm định thang máy là yêu cầu pháp lý bắt buộc trong lắp đặt thang máy gia đình và lắp đặt các thiết bị thang máy vận chuyển công cộng.
Tóm lại, kiểm định thang máy là một phần quan trọng của việc bảo trì và đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy, cũng như để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các bước kiểm định thang máy là gì? Thời hạn kiểm định thang máy là bao lâu?
Các bước của kiểm định thang máy của thang máy Hưng Phát bao gồm:
BƯỚC 1: KIỂM TRA HỒ SƠ KỸ THUẬT
Mỗi chiếc thang máy được sản xuất và lắp đặt đều có hồ sơ kỹ thuật riêng biệt nhằm kiểm soát, đối chiếu lịch sử lắp đặt, sửa chữa, thay thế thiết bị cũng như phục vụ cho quá trình kiểm định thang máy. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị kiểm định, bên chuyên viên kiểm định có thể cần kiểm tra các giấy tờ như:
- Hồ sơ lý lịch, chế tạo thang máy : bao gồm các bản vẽ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy.
- Hồ sơ thi công, lắp đặt.
- Các biên bản, giấy tờ kiểm định của các lần kiểm định trước đó.(nếu có)
- Hồ sơ thay thế sửa chữa thiết bị máy móc và giấy tờ bảo trì thang máy.
BƯỚC 2: KIỂM TRA KỸ THUẬT
- Kiểm tra tổng quan các bộ phận chi tiết của thang máy xem đã khớp với hồ sơ chế tạo thang máy hay chưa, kiểm tra tính đồng bộ thiết bị của thang.
- Kiểm tra các thiết bị an toàn của thang máy xem có hoạt động bình thường hay có gặp các sự cố hay bị biến dạng các bộ phận nào không.
- Kiểm tra việc vận hành hệ thống điện có an toàn không.
BƯỚC 3: THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THANG MÁY
- Vận hành thang máy ở chế độ không tải (không có người hay vật trong thang máy) để xem xét tổng quan quá trình hoạt động của thang máy.
- Sau đó thử nghiệm tiếp sang chế độ tải theo thứ tự tải trọng của thang máy và đánh giá tổng quan tình trạng hoạt động của các thiết bị an toàn, bảo hiểm của thang máy.
BƯỚC 4: BÁO CÁO XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG MÁY
- Lập biên bản báo cáo kết quả kiểm định thang máy theo mẫu có sẵn.
- Lập biên bản kiến nghị (nếu có).
- Dán tem kiểm định thang máy (bắt buộc phải có).
Tem kiểm định thang máy
Tem kiểm định cần thực hiện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP trong phụ lục Id về mẫu giấy chứng nhận kết quả kiểm định. Thông tin trên tem kiểm định bao gồm:
- Tên thang máy
- Mã hiệu
- Ngày kiểm định
- Thông số thang máy
Vị trí dán tem kiểm định thang máy: được dán trong cabin của thang máy, tem thường được dán ở phía bên trên góc có bảng điều khiển.
Chi phí kiểm định thang máy
Tùy theo các đơn vị kiểm định thang máy khác nhau sẽ có mức giá kiểm định thang máy khác nhau, thường với các công trình lắp đặt trọn gói thì chi phí này được cộng thẳng vào giá nhưng với các bên tổ chức kiểm định sẽ báo giá bạn theo các mức:
- Thang máy dưới 10 tầng: 2.000.000 đồng.
- Thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng: 3.000.000 đồng.
- Thang máy trên 20 tầng: 4.500.000 đồng.
Bao lâu thì cần kiểm định thang máy một lần?
Có 3 thời điểm thang máy sẽ cần được kiểm định:
Kiểm định lần đầu: Đối với thiết bị thang máy được lắp đặt mới hoàn toàn trước khi được đưa vào sử dụng, bắt buộc thực hiện kiểm định nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động trong trạng thái tốt nhất, tránh các nguy cơ gây mất an toàn lao động.
Kiểm định định kỳ: sau khi lần kiểm định đầu hết hạn(được ghi trên tem kiểm định), thang máy sẽ cần tiến hành lần kiểm định này.
- Thang máy có thời gian sử dụng chưa đến 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm;
- Thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm;
- Thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
Kiểm định bất thường:
- Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Sau khi đã khắc phục xong sự cố như thay thế các bộ phận quan trọng của thang máy như cáp tải hoặc những bộ phận chịu tải của thang, vận hành thang máy.
Cách sao chép thẻ từ thang máy vào điện thoại nhanh chóng
Sao chép thông tin từ thẻ cũ sang thẻ mới hoặc sao chép hàng loạt...
Th3
Kích thước và báo giá thang máy 1000kg chi tiết nhất
Thang máy 1000kg là dòng thang máy có tải trọng lớn, cabin rộng có thể...
Th11
Thang máy Thyssenkrupp là của nước nào? Giá và địa chỉ cung cấp thang máy uy tín tại Việt Nam?
Thương hiệu ThyssenKrupp là thương hiệu thang máy nổi tiếng không còn xa lạ với...
Th11
Kiểm định thang máy là gì? Tại sao lại cần kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là công đoạn cuối cùng mà các đơn vị lắp đặt...
Th11
Thang máy Otis – Thương hiệu uy tín với lịch sử lâu năm hàng đầu trên Thế Giới
Thang máy Otis là thương hiệu có bề dày lịch sử lâu đời. Tính đến...
Th11
Hoàn thiện công trình thang FUJI tải trọng 630kg/9ng, 1,0m/s, 5 stop, có phòng máy
🥰 Hoàn thiện công trình thang FUJI tải trọng 630kg/9ng, 1,0m/s, 5 stop, có phòng...
Th11
Thang máy Schindler của nước nào? Có nên sử dụng thang máy gia đình Schindler?
Thang máy Schindler là một đối thủ cạnh tranh nặng ký với các hãng thang...
Th11
THANG MÁY SỬ DỤNG ĐIỆN 3 PHA HAY 1 PHA?
Khi lựa chọn thang máy cho gia đình kể cả cho nhà xây mới hay...
Th11